1. Khái niệm áp suất

Áp suất = Lực tác dụng/ Diện tích à P = F/S
Với điều kiện F được phân bố đều
a. Điểm áp suất “0” và áp suất tuyệt đối:
Theo thuyết động học phân tử thì nguyên nhân của áp suất là do va chạm của các phân tử, độ lớn của áp suất này tỷ lệ với số lần va chạm trong một đơn vị thời gian của các phần tử có trong một đơn vị thể tích.
Như vậy áp suất bằng không khi và chỉ khi trong thể tích chứa khí không còn phân tử khí.
Điểm áp suất bằng “0” này người ta gọi là điểm “0” tuyệt đối. Giá trị áp suất tính từ điểm “0” tuyệt đối này được gọi là áp suất tuyệt đối.
Áp suất khí quyển là áp suất tuyệt đối đo được ở điều kiện khí quyển.
b. Điểm “0” qui ước hay điểm “0” tương đối:
Điểm áp suất lấy làm mốc là áp suất khí quyển được gọi là điểm “0” qui ước hay điểm “0” tương đối.
Những giá trị áp suất lớn hơn áp suất khí quyển được gọi là áp suất dư và những áp kế đo áp suất dư gọi là áp kế.
Những giá trị áp suất khí quyển được gọi là áp suất âm và những áp kế đo áp suất âm gọi là chân không kế

2. Đơn vị áp suất

Đơn vị áp suất trong hệ SI là pascan, ký hiệu là Pa, với định nghĩa: Pascan là áp suất gây trên diện tích phẳng 1 mét vuông bởi một hệ vuông góc phân bố đều mà tổng là 1 newton:
1 Pa = 1N/ m2
Vì Pa quá nhỏ nên trong qui định về đơn vị đo lường hợp pháp nước ta cho sử dụng đơn vị bar (ký hiệu bar)

3. Hệ thống chuẩn áp suất

Chuẩn để thể hiện, duy trì đơn vị đo áp suất hiện nay thường là các loại áp kế pittông, áp kế hiện số và cả áp kế lò xo có độ chính xác phù hợp. Dưới đây là sơ đồ liên kết chuẩn hiện có của Trung tâm đo lường.

4. Phân loại phương tiện đo áp suất

Có thể phân loại phương tiện đo áp suất theo dạng áp suất, nguyên lý hoạt động và theo cấp chính xác.
4.1 Theo dạng áp suất
Áp suất bao gồm các dạng sau: áp suất khí quyển, áp suất dư, áp suất âm. Tuỳ theo các dạng áp suất mà người ta sử dụng phương tiện đo khác nhau.
– Khí áp kế (barômét): đo áp suất khí quyển
– Áp kế, áp – chân kế, hoặc áp kế chính xác: đo áp suất dư
– Chân không kế, áp – chân không kế, khí áp kế chân không, và áp kế hút: đo áp âm
– Áp kế hiệu số: đo áp suất hiệu
– Để đo áp suất tuyệt đối phải dùng hai phương tiện đo là áp kế và khí áp kế khi áp suất tuyệt đối lớn hơn áp suất khí quyển hoặc phải dùng khí áp kế và chân không kế khi áp suất tuyệt đối nhỏ hơn áp suất khí quyển.
4.2 Theo nguyên lý hoạt động
Có 5 nhóm chính:
nhóm  Áp kế kiểu lò xo
nhóm  Áp kế píttông
nhóm  Áp kế kiểu chất lỏng
nhóm  Áp kế theo nguyên lý điện
nhóm  Áp kế liên hợp

5. Kiểm định, hiệu chuẩn áp kế:

Áp kế ( đồng hồ đo áp suất) là thiết bị đo lường áp suất và nó thuộc danh mục quy định phải kiểm định trước khi lắp đặt và đưa vào sử dụng và định kỳ hàng năm phải kiểm định lại theo Luật đo lường

Áp kế được liệt kê vào dang mục bắt buộc phải trải qua quá trình kiểm định trước khi được đưa vào sử dụng, kiểm tra định kỳ hàng năm và kiểm tra bất thường nếu thấy có dấu hiệu bất thường xuất hiện.

Hãy liên hệ với chúng tôi để kiểm định và hiệu chuẩn áp kế:

4.6/5 - (691 bình chọn)

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN VIỆT NAM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *