Quản lý chất lượng là hoạt động đảm bảo để nhà sản xuất đảm bảo có thể mang đến cho khách hàng sản phẩm và dịch vụ thoả mãn đúng với nhu cầu của họ. Đây là hoạt động sống còn để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi công ty. Quản lý chất lượng được đề cập nhiều trong nội dung tiêu chuẩn ISO 9001. Trong bài viết này chúng tôi giới thiệu về Quản lý chất lượng trong nhà máy. Những yếu tố chất lượng này cũng giúp người đọc hiểu rõ để áp dụng và xây dựng ISO 9001 một cách tốt hơn. Nội dung bài viết được viện dẫn từ website http://blogsanxuat.com.

QCD+PSME

Đây chính là 7 yếu tố chủ yếu trong công xưởng sản xuất, cũng là các yếu tố được nhiều công ty lựa chọn để quản lý.

  • Chất lượng (Q: Quality): độ thoả mãn khách hàng, số lượng phàn nàn, tỷ lệ lỗi, tỷ lệ sửa chữa, số lượng thay đổi thiết kế sản phẩm…
  • Chi phí (C: Cost): Chi phí tổn thất cơ hội, tỷ lệ hoạt động của thiết bị, công làm lại, lượng tồn kho, kinh phí…
  • Kì hạn (D: Delivery): Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất, tỷ lệ giao hàng đúng hạn, số lần trễ hạn, thời gian đỗi mã hàng…
  • Tính sản xuất (P: Productivity): năng lực sản xuất, takt time, thời gian đổi mã hàng, thời gian chạy máy…
  • An toàn (S: Safety): số lượng thiết bị có gắn thiết bị an toàn, quản lý vệ sinh, quản lý an toàn…
  • Tính kỷ luật (M: Morale): Tỷ lệ đi làm, số lượng đề án kaizen, kế hoạch đa năng hoá, kế hoạch lấy chứng chỉ nghề, tình hình hoạt động của Câu lạc bộ QC…
  • Môi trường (E: Environment): Hoạt động 5S, vệ sinh công xưởng, xây dựng môi trường dễ làm việc, những yếu tố khác liên quan đến môi trường.

Tập trung vào trọng điểm

Tập trung vào trọng điểm là suy nghĩ trong giải quyết vấn đề nếu chỉ tập trung vào những vấn đề đơn giản nhìn thấy ngay thì sẽ không thể giải quyết tận gốc vấn đề. Thay vào đó, xếp những vấn đề khó nhưng có ảnh hướng lớn tới kết quả vào vị trí ưu tiên cao, rồi tiến hành giải quyết lần lượt từ trên xuống dưới.

Trong quá trình phân tích nguyên nhân, chúng ta thường dùng biểu đồ Pareto để biểu số lượng cũng như mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố để tìm ra yếu tố có mức độ ảnh hưởng cao nhất và tập trung giải quyết trước.

Một điều chúng ta nên chú khi sử dụng suy nghĩ này đó là việc lựa chọn trọng điểm phải dựa trên đánh giá tổng thể (toàn công ty) chứ không nên chỉ đánh giá trong một bộ phận nhất định vào đó.

Quản lý dựa trên sự thực

Sự thực chính là những việc xảy ra trong thực tế hay những việc đang xảy ra ở hiện tại. Trong quản lý chất lượng, suy nghĩ và phán đoán nên dựa trên sự thực, tránh những suy nghĩ cảm tính, chủ quan.

Quản lý dựa trên sự thực là suy nghĩ, phán đoán, hành động dựa trên dữ liệu thu thập được từ thực nghiệm hoặc kết quả quan sát tại hiện trường, hiện vật. Hoạt động quản lý chất lượng hay hoạt động của Câu lạc bộ QC cũng được tiến hành dựa trên suy nghĩ này.

Trong quá trình quản lý dựa trên sự thực, chúng ta cần lưu ý những điểm sau:

  1. Thực hiện trệt để chủ nghĩa “3 hiện” (Hiện trường, hiện vật, hiện thực): Đến tận tơi (hiện trường), xác nhận hiện vật và nắm bắt hiện thực.
  2. Thực hiện chủ nghĩa “3 hiện + 2 Nguyên”: ngoài “3 hiện” ở trên, chúng ta có hai yếu tố nữa là Nguyên lý và nguyên tắc. Có nghĩa là mọi hành động phải được thực hiện trên căn bản là 3 hiện và theo một nguyên lý hay nguyên tắc rõ ràng.
  3. Dành thời gian để quan sát hiện tượng, hiện trường và hiện thực.
  4. Biểu thị những gì đã quan sát bằng dữ liệu.
  5. Dữ liệu thể hiện hiện thực không hẵn chỉ có dữ liệu số, chúng ta còn có để sử dụng dữ liệu ngôn ngữ, hình ảnh hay video.
  6. Phân chia giữa nguyên nhân và kết quả (hiện tượng) để suy nghĩ.
  7. Tập trung vào sự sai lệch để đánh giá.
  8. Phân tầng và phân tích triệt để
Sơ đồ tổng thể phương pháp quản lý dựa trên sự thực

Trực quan hoá

Trực quan hoá được định nghĩa là phương pháp biểu thị các loại thông tin một cách trực quan thông qua việc sử dụng biểu đồ hoặc đồ thị nhằm mục đích chia sẻ thông tin để sớm phát hiện cũng như giải quyết vấn đề.

Trực quan hoá được kì vọng mang lại những hiệu quả sau:

  1. Sớm phát hiện và giải quyết vấn đề.
  2. Công khai, chia sẻ thông tin nhằm thúc đẩy hoạt động kaizen một cách tự giác.
  3. Hiện thị hoá vấn đề để đưa ra phương án chống tái phát.

Đặc biệt, việc trực quan hoá những nguy cơ tiềm ẩn, phàn nàn của khách hàng là một cách hữu hiệu để chúng ta có thể nhìn thấy những vấn đề tiềm ẩn để tìm được manh mối giải quyết.

Quản lý chất lượng trong sản xuất

Quản lý độ lệch

Độ lệch(ばらつき)là hiện tượng kích thước của sản phẩm sau gia công không giống nhau. Điều này hoàn toàn bình thường phải không các bạn? Dù chúng ta có cố gắng cắt một đoạn kim loại thì kết quả chúng vẫn có chiều dài khác nhau. Độ lớn của độ lệch thường được biểu thị bằng độ lệch chuẩn(標準偏差). Ngoài ra, trong thống kê, người ta cũng dùng phạm vi, phân bố để thể hiện độ lệch.

Trong phương pháp sử dụng thông kê, chúng ta không nên chỉ dựa trên giá trị trung bình mà nên tính toán thêm độ lệch để phán đoán vấn đề. Ví du, dù giá trị trung bình của một đặc tính chất lượng của sản phẩm có nằm trong khoảng từ giới hạn dưới đến giới hạn trên nhưng độ lệch lớn thì hoàn toàn có thể xảy ra khả năng kích thước sẽ bị lệch ra ngoài. Vì thế, độ lệch là một trong những yếu tố rất quan trọng cần lưu ý trong quản lý trong quản lý chất lượng.

Chúng ta có hai loại độ lệch:

  • Độ lệch ngẫu nhiên: Dù bạn có tìm ra nguyên nhân cũng chẳng có ý nghĩa gì.
  • Độ lệch phát sinh do sự cố: Đây là độ lệch mà chúng ta không thể bỏ qua.

Định nghĩa về Quản lý chất lượng tổng thể (TQM – Total Quality Management)

Quản lý chất lượng tổng thể TQM được bắt đầu ở Nhật Bản từ sau những năm 1950, ban đầu được biết đến với cái tên TQC – Total Quality Control. Đây là hoạt động quản lý chất lượng trên quy mô toàn công ty.

TQM được định nghĩa là một hoạt động mang tính hệ thống giúp đạt được mục tiêu và vận hành có hiệu quả tổ chức nhằm mục đích cung cấp cho khách hàng những sản phẩm phù hợp và đảm bảo chất lượng.

TQM bao gồm một số suy nghĩ như sau:

  • Đối tượng khách hàng không chỉ bó hẹp ở người mua hàng mà còn bao gồm: người sử dụng, người nhận lợi ích gián tiếp.
  • Suy nghĩ về chất lượng sẽ không bó hẹp đối với khách hàng hiện tại mà cần phải mở rộng ra với đối tượng thứ ba, xã hội, môi trường hay thế hệ tiếp theo.
  • Chất lượng cung cấp cho khách hàng sẽ không chỉ đối với sản phẩm mà còn là chất lượng của dịch vụ, hệ thống, phần mềm, năng lượng…

Đặc trưng của TQM

TQM có 3 đặc trưng lớn là: Mọi người đều tham gia, Coi trọng cá nhân, Sử dụng hiệu quả công cụ thống kê.

  • Mọi người đều tham gia(全員参加): trong hoạt động TQM, toàn thể các bộ phận và nhân viên sẽ được yêu cầu cùng tham gia.
  • Coi trọng cá nhân, độ thoả mãn của nhân viên (ES): Trong hoạt động TQM, hoạt động của Câu lạc bộ QC với mục đích xây dựng một nơi làm việc đầy sức sống rất được coi trọng. Tương tự, không chỉ cấp quản lý, toàn bộ nhân viên trong công ty được yêu cầu tham gia hoạt động kaizen. Việc này nhằm mục đích để tất cả mọi người đều có thể ném trải kinh nghiệm thành công, qua đó thúc đẩy mọi người tìm ra lẽ sống cũng như mục đích làm việc. Qua đó, nâng cao độ thoả mãn đối với công việc của toàn nhân viên.
  • Sử dụng hiệu quả các thủ pháp thông kê: Trong hoạt động TQM, các công cụ QC, cũng như công cụ thống kê khác luôn được sử dụng một cách triệt để nhằm nâng cao hiệu quả và năng suất của hoạt động. Vì thế, hoạt động TQM đòi hỏi tổ chức thực hiện phải có kế hoạch đào tạo toàn bộ nhân viên sử dụng những công cụ này.
4.7/5 - (561 bình chọn)

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN VIỆT NAM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *