Năng suất chất lượng địa phương – Hầu hết các địa phương đã ban hành Kế hoạch nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa giai đoạn 2021- 2030 và 50% số địa phương đã ban hành Kế hoạch nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đây là tiền đề quan trọng để tiếp tục thúc đẩy phong trào năng suất tại địa phương.
Theo Viện Năng suất Việt Nam, vào tháng 5 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa đến năm 2020” (gọi tắt là Chương trình 712). Thông qua các dự án nâng cao năng suất chất lượng địa phương trong giai đoạn 2011 – 2020 đã gây dựng được phong trào năng suất, tạo sự chuyển biến về nhận thức thúc đẩy năng suất tại cộng đồng doanh nghiệp.
Sau hai thập niên nỗ lực nâng cao năng suất, bộ khung quy trình hoạch định và thực thi chính sách đã được định hình. Các cơ quan liên quan cũng tích lũy được kinh nghiệm đáng kể trong cải thiện năng suất cùng với lượng lớn nhân lực được đào tạo và chuyển giao công nghệ. Đây là nền tảng vững chắc để Việt Nam triển khai những chính sách năng suất mới trong tương lai.
Các địa phương cũng có được sự chủ động nhất định trong quá trình triển khai chương trình NSCL.
Chương trình 712 nhìn chung cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra về số lượng, tuy nhiên chất lượng của kết quả đạt được vẫn còn hạn chế. Theo Báo cáo tổng kết của Chương trình, mục tiêu về xây dựng tiêu chuẩn quốc gia vượt chỉ tiêu, các mục tiêu khác cơ bản hoàn thành. Dù vậy, một số hạn chế cũng được chỉ ra trong Báo cáo tổng kết sau khi thực hiện giai đoạn này.
Thứ nhất, tiến độ xây dựng, phê duyệt các dự án ở các ngành và địa phương còn chậm. Thứ hai, cách tiếp cận của một số bộ ngành, địa phương rất khác nhau dẫn đến khó khăn trong việc hợp tác giữa các bộ ngành này. Thứ ba, sự tham gia của bản thân doanh nghiệp, chủ thể của hoạt động nâng cao năng suất chất lượng địa phương còn chưa chủ động, tích cực. Thứ tư, mạng lưới tư vấn viên và nhà quản lý – những người hỗ trợ Chương trình còn mỏng. Thứ năm, kinh phí đầu tư cho chương trình khá hạn hẹp. Thứ sáu, các hướng dẫn và khung quy định ban hành bởi Ban điều hành chưa nhất quán và hiệu quả.
Xem thêm: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Thực hiện chương trình năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa (Chương trình 712), các dự án năng suất chất lượng mới mang tính chất làm điểm, số lượng doanh nghiệp tham gia ít, chưa hình thành phong trào. Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp thích ứng nhanh và tích cực tham gia để cải tiến NSCL vẫn còn nhiều doanh nghiệp thờ ơ.
Kinh phí ngân sách cho các dự án thường ở mức hạn chế, với những quy định khắt khe và rườm rà về mặt thủ tục.
Hình thức thứ nhất của chương trình là định mức hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống/ công cụ cải tiến năng suất. Tuy nhiên, mức hỗ trợ thấp và kèm theo nhiều yêu cầu và thủ tục nên không khích lệ được sự tham gia.
Tại nhiều địa phương, đa phần doanh nghiệp đã hưởng ứng chương trình 712 một cách tích cực và có hiệu quả.
Hình thức thứ hai của chương trình là tổ chức đấu thầu dự án để tìm các đơn vị chủ trì hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung, các địa phương rất thiếu tổ chức chuyên ngành nên thường phải mời các tổ chức, chuyên gia ở các thành phố lớn để hỗ trợ. Do đó, chi phí tốn kém hơn và không được sâu sát, hỗ trợ cụ thể cho các đơn vị. Các kinh phí của dự án tương đối hạn hẹp và nhiều thủ tục nên chưa đủ để thu hút sự tham gia của các tổ chức tư vấn.
Xem thêm: Quy trình xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001
Việc thiết kế các chương trình mang tính hỗ trợ dàn trải, chia nhỏ quỹ tài chính để chạy theo số lượng, không tập trung chuyên sâu để tạo ra điểm nhấn về cải tiến năng suất.
Giai đoạn vừa qua các địa phương tập trung chủ yếu vào hỗ trợ doanh nghiệp, chưa chú trọng tới công tác xây dựng nền tảng hoặc tạo phong trào năng suất. Các hoạt động triển khai trong phạm vi hoạt động của Sở Khoa học và Công nghệ mà thiếu sự tham gia của các sở ngành.
Xem thêm: Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001
Việc ban hành các hướng dẫn của cơ quan trung ương tới các địa phương chưa đầy đủ và còn chậm. Đến thời điểm hiện nay, hầu hết địa phương đã ban hành Kế hoạch nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa giai đoạn 2021- 2030 và 50% số địa phương đã ban hành Kế hoạch nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đây là tiền đề quan trọng để tiếp tục thúc đẩy phong trào năng suất tại địa phương.
Theo VietQ
TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN VIỆT NAM