Việc quản lý và sử dụng thang máy có ý nghĩa quan trọng với một tòa nhà, đặc biệt các tòa cao tầng. Thang máy là một trong những thiết bị không thể thiếu đối với một xã hội phát triển, thang máy giúp cho việc lưu thông trong một tòa nhà dễ dàng, nhanh chóng, hơn nữa còn thể hiện bộ mặt của tòa nhà, nhưng nó cũng là một thiết bị đầy tính rủi ro cao, một khi xẩy ra sự cố sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng con người. Qua bài viết này chúng tôi mong muốn góp phần tạo nên sự an toàn và kiến thức cơ bản cho những đơn vị đang sử dụng thang máy

1. Thang máy có cần đăng ký trước khi sử dụng không ?

Theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP yêu cầu thang máy trước hoặc trong vòng 30 ngày sau khi sử dụng phải tiến hành đăng ký (khai báo) với Sở Lao động Thương binh Xã hội địa phương. Mẫu đơn khai báo theo phụ lục Iđ của nghị định này.

2. Kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy (kiểm định thang máy)

– Để được đăng ký cấp phép sử dụng, thang máy nhất thiết phải qua kiểm định tổng thể kỹ thuật an toàn (kiểm định lần đầu). Việc kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy phải do tổ chức đánh giá sự phù hợp đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ định
– Việc kiểm định thang máy được thực hiện trước khi đưa thang máy vào sử dụng và sau khi sửa chữa lớn hoặc lúc hết hạn kiểm định lần đầu, thời hạn kiểm định thang máy được quy định:
+ Thời hạn kiểm định không quá 3 năm đối với các thang máy làm việc trong các điều kiện bình thường.
+ Thời hạn kiểm định không quá 2 năm đối với các thang máy sử dụng hơn 10 năm
+ Thời hạn kiểm định không quá 1 năm đối với các thang máy sử dụng hơn 20 năm
Ngoài ra thời hạn kiểm định có thể rút ngắn theo yêu cầu của đơn vị sử dụng hoặc nhà chế tạo.

3. Các bước kiểm định thang máy (quy trình kiểm định thang máy)

Các bước kiểm định thang máy (quy trình kiểm định thang máy) được nói rõ trong thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH, về cơ bản thì việc kiểm định thang máy được thực hiện qua các bước sau:
– Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thang máy
– Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài thang máy
– Kiểm tra kỹ thuật- thử không tải, thử vận hành
– Thực hiện các hình thức thử tải- Phương pháp thử tải.
– Xử lý kết quả kiểm định

4. Sử dụng an toàn thang máy

– Thang máy chỉ được phép đưa vào hoạt động khi trạng thái kỹ thuật tốt, đã được kiểm định kỹ thuật an toàn và đã được đăng ký, cấp giấy phép sử dụng và phải có bản hướng dẫn vận hành an toàn. Phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về sử dụng thang máy theo TCVN 5744-1993. Trong cabin của thang máy phải treo bản nội quy sử dụng, trong đó phải ghi rõ trọng tải cho phép; số người tương ứng; hướng dẫn việc sử dụng thang máy và cách xử ký khi có sự cố.
– Đối với thang máy chở hàng có người kèm phải treo nội quy an toàn ở các cửa tầng.
– Khi thang máy ngừng không tiếp tục hoạt động, phải cắt nguồn điện cung cấp.
Trường hợp mất điện hoặc đang sửa chữa, phải treo biển thông báo tạm ngưng hoạt động ở các tầng dừng và cắt cầu dao điện vào thang máy. Chủ sở hữu thang máy phải bố trí nhân viên chuyên trách quản lý thang máy. Nhân viên chuyên trách phải có hiểu biết cơ bản về thang máy và phải được huấn luện về kỹ thuật an toàn trong vận hành thang máy, và phải thực hiện các nhiêm vụ: Quản lý hồ sơ kỹ thuật cùng với sổ nhật ký theo dõi tình trạng thang máy mỗi kỳ bảo dưỡng, ghi chép đầy đủ các sự cố hỏng hóc vào sổ nhật ký; Đóng cắt điện hàng ngày cho thang máy; Khắc phục các hỏng hóc nhỏ; Khi có những hỏng hóc lớn khiến thang không thể hoạt động tiếp tục thì phải báo cho đơn vị bảo trì, bảo dưỡng đến xử lý; Cứu hộ khẩn cấp khi có sự cố.
– Phải có các biện pháp cụ thể ngăn cản có hiệu quả những người không có trách nhiệm tự ý vào các vị trí sau: Buồng máy, Hố thang, Đứng trên nóc cabin, Dùng chìa khóa mở các cửa tầng, cửa thông, cửa quan sát, cửa buồng máy; Tủ cầu dao cấp điện, hộp cầu chì.

5. Bảo trì thang máy

Phải có chế độ bảo trì – bảo dưỡng thường xuyên đối với thang máy. Việc bảo trì – bảo dưỡng thang máy được quy định trong tài liệu kỹ thuật riêng. Thời hạn giữa hai lần bảo trì – bảo dưỡng không được quá 2 tháng.

6. Đơn vị nào kiểm định thang máy?

VIETNAM CERT là đơn vị duy nhất có thể cung cấp các dịch vụ kiểm định thang máy gắn liền với nhiều dịch vụ liên quan tới thang máy tư khâu sản xuất đến khi đi vào sử dụng đối với cả thang máy chế tạo trong nước và thang nhập khẩu. VIETNAM CERT cung cấp dịch vụ gồm
– Giám định tại cửa khẩu (đối với thang máy nhập khẩu).
– Kiểm tra chất lượng thang máy nhập khẩu (dùng để thông quan hàng hóa)
Chứng nhận hợp quy cho thang máy (trước khi đưa vào sử dụng)
– Kiểm định an toàn thang máy (trước khi đưa vào sử dụng và định kỳ)
 
Trên đây là bài viết giới thiệu về hoạt động kiểm định thang máy cũng như cách sử dụng thang máy an toàn, quý khách hàng có nhu cầu kiểm định thiết bị hoặc cần tư vấn thêm hãy liên hệ VIETNAM CERT theo số điện thoại 0945.46.40.47 hoặc qua email info@vietnamcert.vn, chúng tôi sẽ tư vấn 24/24.
 
4.7/5 - (682 bình chọn)

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN VIỆT NAM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *