Tiêu chuẩn ISO 45001 là gì ?

Têu chuẩn ISO 45001 là Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp. ISO 45001 được ban hành năm 2018 bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO. Tiêu chuẩn này được phát triển dựa trên nền của tiêu chuẩn OHSAS 18001 do đó nó có những cải tiến phù hợp với xu thế ngày nay. Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 có cấu trúc bậc cao (bậc 10), nó được áp dụng được cho tất cả mọi tổ chức hoạt động ở mọi lĩnh vực khác nhau. Hiện nay có thể nói chứng nhận ISO 45001:2018 thay thế cho chứng nhận OHSAS 18001

Doanh nghiệp nào cần chứng nhận ISO 45001 ?

Như đã nói, mọi tổ chức đều có thể áp dụng ISO 45001. Như vậy doanh nghiệp nào cần chứng nhận tiêu chuẩn này ? Doanh nghiệp nào muốn đảm bảo an toàn sức khỏe, nghề nghiệp cho nhân viên, cho những người liên quan trong môi trường làm việc thì doanh nghiệp đó cần chứng nhận ISO 45001.

Lợi ích của ISO 45001:2018

  • Việc áp dụng và chứng nhận ISO 45001 này sẽ tăng uy tín của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi để bán hàng, ký hợp đồng
  • Đáp ứng được các vấn đề về tuân thủ pháp luật. ISO 45001 yêu cầu rõ ràng về việc đáp ứng các quy định luật định trong doanh nghiệp. Đây là một điều kiện cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001
  • Giảm thiểu chi phí về tai nạn lao động không đáng có
  • Giảm thời gian và chi phí trong việc gián đoạn vận hành;
  • Giảm chi phí đóng bảo hiểm cho nhân viên;
  • Giảm sự vắng mặt và tỷ lệ biến động nhân sự nghỉ việc
  • Thừa nhận đã đạt được tiêu chuẩn quốc tế (có thể tác động đến khách hàng đang quan tâm đến trách nhiệm xã hội)

Để đạt chứng nhận ISO 45001 doanh nghiệp cần chuyển bị gì.

Chứng nhận ISO 45001 giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong lao động

Để được chứng nhận ISO 45001 doanh nghiệp có hai việc phải làm, đó là: Tư vấn xây dựng và Đánh giá chứng nhận. Tư vấn xây dựng là công việc hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 45001. Công việc này bao gồm: Đào tạo ISO 45001 cho doanh nghiệp; Hướng dẫn xây dựng tài liệu; Hướng dẫn áp dụng; Hướng dẫn đánh giá nội bộ và xem xét lãnh đạo; Hướng dẫn cải tiến. Kết quả cuối cùng là doanh nghiệp có được hệ thống ISO 45001. Việc đánh giá chứng nhận là công việc đánh giá lại hệ thống để lấy căn cứ cấp chứng nhận ISO 45001.

Cách tiếp cận ISO 45001

Cách tiếp cận và chứng nhận ISO 45001 – Hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp được xây dựng theo mô hình PDCA:

Mô hình PDCA của ISO 45001
Mô hình PDCA của ISO 45001

Mô hình này là một quá trình lặp đi lặp lại để đạt được cải tiến thường xuyên:

  • Hoạch định (P): xác định và đánh giá rủi ro hoặc cơ hội của an toàn, sức khỏe nghề nghiệp. Thiết lập các mục tiêu và quá trình phù hợp với chính sách của tổ chức;
  • Thực hiện (D): tiến hành các quá trình theo hoạch định;
  • Kiểm tra (C): theo dõi và đo lường các hoạt động trong quá trình thực hiện dựa trên sự đối chiếu với chính sách và mục tiêu. Báo cáo kết quả thực hiện;
  • Hành động (A): hành động cải tiến thường xuyên kết quả hệ thống để đạt được kết quả tốt nhất.

Thời gian và chi phí chứng nhận ISO 45001

Thời gian và chi phí để được chứng nhận ISO 45001 phụ thuộc vào quy mô, số lượng địa điểm và lĩnh vực của từng doanh nghiệp. Thông thường thời gian để tư vấn xây dựng ISO 45001 khoảng 3 tới 6 tháng. Thời gian từ lúc đánh giá chứng nhận ISO 45001 tới lúc cấp chứng chỉ khoảng 15 ngày. Chi phí đối với hoạt động tư vấn xây dựng ISO 45001 vào khoảng 40 tới 150 triệu. Chi phí đánh giá vào khoảng 30 tới 60 triệu. Các chi phí này cũng thay đổi theo đặc thù từng doanh nghiệp

Sự tương đồng giữa ISO 45001 và ISO 9001, ISO 14001

Tiêu chuẩn ISO 45001 được viết theo cấu trục bậc cao. Do đó nó có cấu trúc tương đồng với các hệ thống quản lý như ISO 9001ISO 14001. Điều này làm cho việc áp dụng tích hợp các tiêu chuẩn trong một doanh nghiệp được dễ dàng hơn. Nếu như trước đây khi áp dụng các tiêu chuẩn này cần các bộ phận chuyên môn khác nhau, ví dụ ISO 14001 thuộc bộ phận quản lý môi trường, ISO 45001 thuộc bộ phận an toàn. Thì bây giờ một bộ phận duy nhất trong doanh nghiệp có thể quản lý được tất cả các tiêu chuẩn ISO này. Điều này góp phần giảm thiểu nhân lực trong việc áp dụng và chứng nhận ISO 45001, ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000 cho doanh nghiệp.

Trong phần nội dung các tiêu chuẩn ISO cũng có những điều khoản giống nhau như Đánh giá nội bộ, Sự lãnh đạo, Hoạch định…Do đó nó cũng giúp doanh nghiệp giảm chi phí, thời gian khi áp dụng tích hợp các tiêu chuẩn.

So sánh tiêu chuẩn ISO 45001 và OHSAS 18001

Sự tương đồng:

Tiêu chuẩn ISO 45001 và OHSAS 18001 đều hướng tới việc giúp doanh nghiệp áp dụng giảm thiểu tối đa tai nạn lao động trong các hoạt động. ISO 45001 được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001. Do đó hai tiêu chuẩn này đều có những sự tương đồng nhất định.

Sự khác nhau giữa tiêu chuẩn ISO 45001 và OHSAS 18001

  • ISO 45001 tiếp cận dựa trên quá trình, OHSAS 18001 tiếp cận dựa trên quy trình/thủ tục.
  • ISO 45001 được viết theo cấu trúc bậc 10, có khả năng áp dụng tích hợp với các tiêu chuẩn khác, còn OHSAS 18001 thì không.
  • ISO 45001 bắt buộc phải xem xét dựa trên rủi ro và cơ hội, còn OHSAS 18001 chỉ xem xét dựa trên rủi ro
  • ISO 45001 phải được phân tích xem xét các bên liên quan, còn OHSAS 18001 thì không
  • Tổ chức ban hành: ISO 45001 được ban hành bởi Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO vào năm 2018. OHSAS 18001 được ban hành bởi Viện tiêu chuẩn Anh (BSI) vào năm 1999

Tiêu chuẩn ISO 45001 có thay thế OHSAS 18001 ?

Do hai tiêu chuẩn này được ban hành bởi hai tổ chức độc lập khác nhau, do đó không có sự rõ ràng trong việc thay thế nhau. Việc thay thế hay không là do tổ chức áp dụng quyết định. Theo quan điểm của chúng tôi OHSAS 18001 sẽ được thay thế bởi ISO 45001 trong thời gian tới.

Doanh nghiệp cần chứng nhận ISO 45001 hay chứng nhận OHSAS 18001 ?

Như đã nói hai tiêu chuẩn này được ban hành bởi hai tổ chức khác nhau, do đó không có rõ ràng trong việc thay thế nhau. Việc chứng nhận theo tiêu chuẩn nào là do tổ chức áp dụng tự quyết định. Theo khuyến cáo của chúng tôi doanh nghiệp nên chứng nhận ISO 45001. Đó là vì ISO 45001 có những cải tiến mới dựa trên OHSAS 18001. Nên việc áp dụng ISO 45001 sẽ có những ưu điểm hơn. Việc áp dụng tích hợp ISO 45001 với các tiêu chuẩn khác cũng dễ dàng và tiết kiệm hơn.

VIETNAM CERT cấp chứng nhận ISO 45001

VIETNAM CERT là tổ chức có chức năng chứng nhận ISO 45001. VIETNAM CERT một là tổ chức đa dịch vụ hàng đầu Việt NAm. Các Khách hàng trong và ngoài nước đều biết tới danh tiếng VIETNAM CERT. Sử dụng chứng chỉ ISO 45001 do VIETNAM CERT cấp Khách hàng sẽ nâng cao thương hiệu và giá trị của chính mình.

VIETNAM CERT đã cấp chứng nhận ISO 45001 cũng như chứng nhận ISO cho nhiều doanh nghiệp lớn như: Công ty Đồng Tâm Long An, Viglacera, Xi măng VICEM, Xi măng Bỉm Sơn, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn, Công ty PV GAS, Công ty PTSC, Tập đoàn Prime, Tập đoàn Than Khoáng Sản…

Quy trình chứng nhận ISO 45001 của VIETNAM CERT

Bước 1: Đăng ký chứng nhận ISO 45001

Bước 2: Đánh giá đầu vào hồ sơ ISO 45001, việc đánh giá hồ sơ đầu vào được thực hiện tại văn phòng VIETNAM CERT

Bước 3: Đánh giá hiện trường: VIETNAM CERT tiến hành đánh giá việc áp dụng ISO 45001 tại văn phòng, nhà máy, công trường của Khách hàng

Bước 4: Khắc phục điểm không phù hợp (nếu có): Trong quá trình đánh giá hiện trường nếu phát hiện điểm không phù hợp thì Khách hàng sẽ tiến hành khắc phục dưới sự khuyến nghị của VIETNAM CERT

Bước 5: Cấp chứng nhận ISO 45001: Nếu đạt các yêu cầu theo tiêu chuẩn ISO 45001, Khách hàng sẽ được VIETNAM CERT cấp chứng nhận ISO 45001

Bước 6: Đánh giá giám sát hàng năm. Trong thời hạn 3 năm của chứng chỉ ISO 45001, sẽ có 2 cuộc đánh giá giám sát ở năm thứ 2 và năm thứ 3

Liên hệ VIETNAM CERT để được cấp chứng nhận ISO 45001

Quý khách hàng cần tư vấn, chứng nhận ISO 45001 liên hệ VIETNAM CERT theo thông tin sau:

4.8/5 - (598 bình chọn)

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN VIỆT NAM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *