CHỨNG NHẬN HỢP QUY LÀ GÌ ?

Chứn nhận hợp quy là đánh giá hoạt động sản xuất, hệ thống đảm bảo chất lượng, thử nghiệm sản phẩm và so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng để đánh giá đạt hay không đạt. Quy chuẩn là quy định kỹ thuật của sản phẩm có tính bắt buộc phải tuôn theo, như vậy nếu sản phẩm thuộc quy chuẩn thì bắt buộc phải chứng nhận.

Đơn vị cấp chứng chỉ hợp quy phải được Bộ, Nghành ban hành Quy chuẩn chỉ định thực hiện. VIETNAM CERT được Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, Bộ KHCN, Bộ LĐTBXH, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn chỉ định chứng nhận các quy chuẩn tương ứng

Chứng nhận hợp quy là gì ?

DANH MỤC CHỨNG NHẬN HỢP QUY CỦA VIETNAM CERT

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY

Phương thức 3; 5 

(Áp dụng cho nhà máy, chứng chỉ thời hạn 3 năm)

Bước 1: Đăng ký chứng nhận

Bước 2: Đánh giá hồ sơ đầu vào (đánh giá tại VIETNAM CERT)

Bước 3: Đánh giá chính thức: Đánh giá tại văn phòng, nhà máy của KHÁCH HÀNG

Bước 4: Lấy mẫu thử nghiệm

Bước 5: Thẩm xét hồ sơ hợp quy

Bước 6: Cấp chứng chỉ hợp quy

Bước 7: Đánh giá giám sát hằng năm

Bước 8: Tái đánh giá cấp chứng nhận lại (thực hiện khi chứng chỉ hợp quy hết hiệu lực 3 năm)

Phương thức 1; 7; 8

(Áp dụng cho lô hàng; thiết bị riêng lẻ hoặc hàng hóa nhập khẩu)

Bước 1: Đăng ký chứng nhận (cung cấp thông tin lô hàng; thiết bị)

Bước 2: Xem xét thông tin lô hàng

Bước 3: Đánh giá lô hàng, thiết bị (đánh giá tại cảng, kho hoặc địa chỉ lắp đặt)

Bước 4: Lấy mẫu thử nghiệm 

Bước 5: Thẩm xét hồ sơ hợp quy

Bước 6: Cấp giấy chứng nhận

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN HỢP QUY

TẠI SAO CHỌN CHÚNG TÔI LÀM CHỨNG NHẬN HỢP QUY

CĂN CỨ PHÁP LÝ CHỨNG NHẬN HỢP QUY

  • Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/12/2007
  • Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
  • Thông tư 18/2018/TT-BKHCN ngày 18/12/2018 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2017/NĐ-CP 

KHÔNG THỰC HIỆN CHỨNG NHẬN HỢP QUY CÓ SAO KHÔNG ?

Hoạt động chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) là hoạt động bắt buộc theo yêu cầu Luật định. Nếu doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sử dụng các sản phẩm thuộc phạm vi quy định của Quy chuẩn (QCVN) thì doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện chứng nhận cho sản phẩm đó.

Theo quy định tại Điều 19, mục 2 của Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 quy định rõ: 

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng:

a) Không lập và lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy theo quy định;

b) Không duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ theo quy định.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng:

a) Không thực hiện công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng phải công bố hợp quy;

g) Không thực hiện chứng nhận hợp quy trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải chứng nhận hợp quy hoặc sử dụng giấy chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy đã hết hiệu lực;

CÁC THỦ TỤC DOANH NGHIỆP CẦN HOÀN THIỆN

Nếu doanh nghiệp có sản phẩm thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), trước khi đưa sản phẩm ra thị trường doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục sau theo yêu cầu của Luật:

  1. Chứng nhận hợp quy
  2. Công bố hợp quy
  3. Gắn dấu hợp quy cho sản phẩm (không áp dụng đối với các sản phẩm đặc thù)
 

MẪU DẤU HỢP QUY GẮN LÊN SẢN PHẨM

Mẫu dấu chứng nhận hợp quy
4.8/5 - (612 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *