Chứng nhận ISO 22000 là gì ?

Chứng nhận ISO 22000 là thực hiện đánh giá việc xây dựng, áp dụng và cải tiến tiêu chuẩn ISO 22000 trong quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển thực phẩm trong tổ chức, doanh nghiệp. VIETNAM CERT là tổ chức được Bộ Khoa học Công nghệ công nhận và chỉ định thực hiện đánh giá chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000. Sau khi thực hiện đánh giá chứng nhận ISO 22000 thành công doanh nghiệp sẽ được VIETNAM CERT cấp chứng chỉ ISO 22000

Tiêu chuẩn ISO 22000 là gì ?

Tiêu chuẩn ISO 22000 gọi là Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (Food safety management systems). Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu đối với các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động liên quan tới chế biến, sản xuất, bảo quản, vận chuyển thực phẩm. ISO 22000 do Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) ban hành. Phiên bản hiện nay là phiên bản quốc tế ISO 22000:2005. Ở Việt Nam phiên bản TCVN ISO 22000:2007 được biên soạn lại hoàn toàn tương đương với phiên bản ISO 22000:2005. Hiện nay phiên bản ISO 22000:2018 vừa ra đời. VIETNAM CERT là đơn vị đầu tiên được chứng nhận theo phiếu bản mới nhất này.

Tiêu chuẩn ISO 22000 được kết hợp bởi các yếu tố quan trọng sau:

1. Trao đổi thông tin tác nghiệp

Nói đơn giản “Trao đổi thông tin tác nghiệp” đó là hình thành nên một yêu cầu, cam kết chung về an toàn thực phẩm. Các bên liên quan từ Nhà cung cấp, nhà sản xuất, các cơ quan luật pháp và chế định cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng tương tác và thống nhất về sản phẩm an toàn. Việc trao đổi thông tin với khách hàng và người cung ứng là yếu tố thiết yếu. Việc trao đổi này đảm bảo nhận biết, xác định và kiểm soát được tất cả các mối nguy hại trong chuỗi thực phẩm.

2. Quản lý hệ thống:

Sự tham gia và cam kết của lãnh đạo:Lãnh đạo cao nhất phải cung cấp bằng chứng về cam kết xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Ngoài ra lãnh đạo phải cam kết cải tiến liên tục hệ thống này.

Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001

3. Các Chương Trình Tiên Quyết của ISO 22000

Các Chương trình tiên quyết (PRPs) được xác định rằng việc sử dụng phân tích mối nguy hại làm yếu tố chính. Chương trình tiên quyết dùng để kiểm soát khả năng tạo ra mối nguy hại về an toàn thực phẩm cho sản phẩm.

Các chương trình tiên quyết cần phải phụ thuộc và phân đoạn của chuỗi thực phẩm mà tổ chức hoạt động và loại hình của tổ chức. Ví dụ như: Thực hành nông nghiệp tốt (VietGap, GlobalGap), Thực hành thú y tốt (GVP), Thực hành sản xuất tốt (GMP), Thực hành vệ sinh tốt (GHP), Thực hành chế tạo tốt (GPP), …

4. Các nguyên tắc xây dựng HACCP.

Trình tự áp dụng HACCP bao gồm 12 bước trong đó 7 bước cuối là 7 nguyên tắc của HACCP

  1. Thành lập nhóm HACCP
  2. Ghi chép, thuyết minh về thực phẩm (tính an toàn, thời hạn sử dụng, bao gói, hình thức phân phối)
  3. Xác nhận phương pháp sử dụng thực phẩm
  4. Vạch sơ đồ trình tự chế biến thực phẩm
  5. Kiểm tra tại nhà máy trình tự chế biến thực phẩm
  6. Qui tắc 1: Nhận diện mối nguy
  7. Qui tắc 2: Xác định điểm kiểm soát tới hạn
  8. Qui tắc 3: Xác định giới tới hạn cho mỗi CCP
  9. Qui tắc 4: Thiết lập thủ tục giám sát CCP
  10. Qui tắc 5: Thiết lập kế hoạch hành động khắc phục khí giới hạn tới hạn bị phá vỡ.
  11. Qui tắc 6: Xây dựng thủ tục thẩm tra hệ thống HACCP
  12. Qui tắc 7: Thiết lập thủ tục lưu trữ hồ sơ HACCP

Ai cần áp dụng và chứng nhận ISO 22000 ?

Những tổ chức, doanh nghiệp cần phải thực hiện áp dụng và chứng nhận ISO 22000 bao gồm:

  • Các đơn vị chế biến, bảo quản, vận chuyển, sản xuất và kinh doanh thực phẩm
  • Các đơn vị hoạt động liên quan tới sản xuất bao gói, sản xuất phụ gia, sản xuất máy móc cho nghành thực phẩm
  • Các nông trại, ngư trường và trang trại sữa
  • Các nhà hàng, khách sạn, doanh nghiệp chế biến thực phẩm

Như vậy có thể thấy ISO 22000 được áp dụng cho tất các các nghành liên quan tới thực phẩm

Lợi ích khi có chứng nhận ISO 22000

  • Tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu, do đó khi có được chứng nhận ISO 22000 doanh nghiệp sẽ tăng cơ hội xuất khẩu, thâm nhập thị trường thế giới nhờ đạt được tiêu chuẩn quốc tế;
  • Tổ chức sản xuất tốt hơn, kiểm soát hiệu quả các quy trình nội bộ: Chứng nhận hệ thống quản lý ISO 22000 giúp các doanh nghiệp chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát được các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt cho tới khi thực phẩm được sử dụng bởi người tiêu dùng, nhằm đảm bảo an toàn về thực phẩm.
  • Giảm tối đa nguy cơ sai lỗi và chi phí rủi ro liên quan tới an toàn thực phẩm: Khi áp dụng ISO 22000, các Doanh nghiệp đều phải đảm bảo thực hiện các Chương trình tiên quyết (GMP, SSOP…) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm, phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ…
  • Thỏa mãn nhu cầu chất lượng và an toàn ngày càng cao của khách hàng: Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.
  • Được cơ quan quản lý nhà nước xem xét miễn, giảm kiểm tra khi có giấy chứng nhận ISO 22000.

VIETNAM CERT cấp chứng nhận ISO 22000

VIETNAM CERT là đơn vị có chức năng chứng nhận ISO 22000:2018, các hoạt động đánh giá của VIETNAM CERT dựa theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 17021-1:2015 và ISO/TS 22003:2013

Vì sao chọn chứng chỉ ISO 22000 do VIETNAMCERT cấp:

Đó là vì những nguyên nhân sau:

  • Chứng chỉ ISO 22000 do VIETNAM CERT cấp được chấp nhận trên toàn thế giới: Các hoạt động đánh giá của VIETNAM CERT được công nhận theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17021-1:2015 và ISO/TS 22003:2013 do đó các chứng chỉ VIETNAM CERT cấp ra được chấp nhận trên toàn cầu.
  • Thời gian và chi phí cấp chứng chỉ ISO 22000 của VIETNAM CERT rất hợp lý. Chi phí này phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Có nhiều dịch vụ đi kèm: VIETNAM CERT có chức năng cung cấp các dịch vụ Chứng nhận, Kiểm định thiết bị, Quan trắc môi trường, Thử nghiệm, Kiểm tra hàng nhập khẩu, Đào tạo An toàn và vệ sinh lao động, Giám định, Thẩm định giá…. Do đó VIETNAM CERT cung cấp trọn gói cho Khách hàng nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí.

Quy trình chứng nhận ISO 22000 của VIETNAM CERT

Bước 1: Đăng ký chứng nhận, tải bản đăng ký tại đây

Bước 2: Đánh giá đầu vào hồ sơ ISO 22000

Bước 3: Đánh giá tại hiện trường: tại văn phòng, nhà máy của KHÁCH HÀNG

Bước 4: Đánh giá thẩm xét hồ sơ ISO 22000 (đánh giá tại văn phòng VIETNAM CERT)

Bước 5: Cấp chứng nhận ISO 22000

Bước 6: Đánh giá giám sát hàng năm (đánh giá tại KHÁCH HÀNG)

Bước 7: Tái đánh giá cấp chứng nhận ISO 22000 (thực hiện khi chứng chỉ hết hạn)

Thời gian và chi phí chứng nhận ISO 22000:2018

Thời gian để KHÁCH HÀNG có được chứng nhận ISO 22000:2018 bao gồm thời gian cho 2 công việc chính:

  • Tư vấn xây dựng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000. Thời gian để một doanh nghiệp xây dựng và áp dụng thành công tiêu chuẩn này rơi vào khoảng 3 tới 6 tháng. Nếu doanh nghiệp lớn, sản phẩm đa dạng thì thời gian xây dựng và áp dụng ISO 22000 có thể lâu hơn
  • Đánh giá chứng nhận ISO 22000. Thời gian để đánh giá và cấp chứng chỉ ISO 22000 vào khoảng 1 tuần, bao gồm thời gian đánh giá và thẩm xét hồ sơ

Chi phí để có được chứng nhận ISO 22000:2018 cũng bao gồm chi phí tư vấn xây dựng và chi phí đánh giá chứng nhận. Chi phí tư vấn xây dựng vào khoảng 40 – 70 triệu; chi phí đánh giá chứng nhận vào khoảng 20 – 40 triệu. Các chi phí này phụ thuộc vào quy mô, đặc thù của từng doanh nghiệp

Hàng năm Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận Việt Nam luôn có các gói ưu đãi và hỗ trợ năng suất chất lượng. Khi sử dụng các gói ưu đãi này doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ tối đa chi phí xây dựng và chứng nhận ISO 22000. Hãy liên hệ VIETNAM CERT theo số hotline 0945464047 để biết thêm chi tiết.

4.7/5 - (501 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *