Thời điểm áp dụng và chứng nhận ISO 22000:2018
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được áp dụng chính thức và thay thế ISO 22000:2005 vào ngày 19/06/2018. Như vậy sau ngày này tất cả các Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đều được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Đối với các đơn vị đã được cấp chứng nhận ISO 22000:2005 thì chứng chỉ sẽ có thời hạn tối đa tới ngày 19/06/2021. Trước thời gian này các doanh nghiệp sẽ phải tiến hành chuyển đổi lên tiêu chuẩn ISO 22000:2018
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 được biên soạn theo cấu trúc bậc cao:
ISO 22000:2018 được sửa đổi theo cấu trục bậc 10 (gồm 10 điều khoản) như các tiêu chuẩn hiện nay. Việc sửa đổi cấu trúc này giúp cho doanh nghiệp dễ tiếp cận và dễ tích hợp khi áp dụng nhiều hệ thống quản lý khác. Việc tích hợp cũng giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm nhân lực và chi phí khi áp dụng một lúc nhiều hệ thống khác nhau.
Cấu trúc ISO 22000:2018 gồm 10 điều khoản sau:
- Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn
- Tài liệu viện dẫn
- Thuật ngữ và định nghĩa trong ISO 22000:2018
- Bối cảnh của tổ chức
- Lãnh đạo
- Hoạch định
- Hỗ trợ
- Vận hành hệ thống
- Đánh giá
- Cải tiến hệ thống
Tiếp cận tư duy dựa trên rủi ro khi xây dựng tiêu chuẩn ISO 22000:2018
ISO 22000:2018 được viết và áp dụng tiếp cận theo quá trình và tư duy dựa trên rủi ro. Cách tiếp cận được kết hợp với chu trình Hoạch định – Thực hiện – Đánh giá – Cải tiến (chu trình PDCA).
Cách tiếp cận này được dựa trên nguyên tắc quản trị hiện đại, cho phép tổ chức hoạch định các quá trình và sự tương tác của chúng. Chu trình PDCA cho phép tổ chức đảm bảo rằng các quá trình được cung cấp đầy đủ và được quản lý, các cơ hội cải tiến được xác định và được thực hiện.
Tư duy dựa trên rủi ro cho phép tổ chức xác định các yếu tố có thể làm cho quy trình và Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm đi lệch hướng so với kết quả dự kiến và đưa ra các biện pháp kiểm soát để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các tác động bất lợi.
Nguyên tắc của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
An toàn thực phẩm liên quan đến sự có mặt của các mối nguy về an toàn thực phẩm tại thời điểm tiêu dùng (lượng ăn vào của người tiêu dùng). Các mối nguy về an toàn thực phẩm có thể xảy ra ở mọi giai đoạn trong chuỗi thực phẩm. Do đó, việc kiểm soát đầy đủ trong suốt chuỗi thực phẩm là cần thiết. An toàn thực phẩm được đảm bảo thông qua nỗ lực kết hợp của tất cả các bên trong chuỗi thực phẩm.
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 quy định các yêu cầu đối với Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm kết hợp các yếu tố cơ bản đã được công nhận như sau:
- Truyền thông tương tác;
- Quản lý hệ thống;
- Các chương trình tiên quyết;
- Các nguyên tắc phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn (HACCP).
Ngoài ra, tiêu chuẩn ISO 22000:2018 dựa trên các nguyên tắc thông thường đối với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO. Các nguyên tắc quản lý là:
- Hướng tới khách hàng;
- Khả năng lãnh đạo;
- Khuyến khích nhân viên;
- Tiếp cận theo quá trình;
- Cải tiến;
- Quyết định dựa trên bằng chứng;
- Quản lý mối quan hệ.
Mục đích khi áp dụng và chứng nhận ISO 22000:2018
Việc áp dụng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm là một quyết định chiến lược đối với một tổ chức nhằm cải thiện hiệu quả tổng thể về an toàn thực phẩm.
Mục đích mà tổ chức áp dụng và chứng nhận ISO 22000:2018 hướng tới là:
- Có khả năng cung cấp thực phẩm an toàn, các sản phẩm và dịch vụ có liên quan đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các quy định, luật định hiện hành;
- Giải quyết những nguy cơ liên quan đến các mục tiêu của tổ chức;
- Có thể chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cụ thể.
Quý Khách hàng cần tư vấn, xây dựng tiêu chuẩn ISO 22000:2018 và chứng nhận ISO 22000:2018 hãy liên hệ VIETNAM CERT theo thông tin sau:
TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN VIỆT NAM