1. Phân loại hệ thống lạnh

Hệ thống lạnh là một hệ thống truyền nhiệt. Nó truyền nhiệt từ nơi có nhiệt độ thấp (nguồn nhiệt) đến nơi có nhiệt độ cao (nơi thoát nhiệt), ngược lại với sự truyền nhiệt tự nhiên. Với khí hậu nóng quanh năm như miền Nam nước ta thì máy lạnh chỉ bơm nhiệt theo một chiều duy nhất là từ trong nhà ra ngoài trời. Nhưng miền Bắc thì máy lạnh bơm nhiệt theo hai chiều. Vào mùa hè bơm nhiệt từ trong nhà ra ngoài trời, mùa đông thì bơm nhiệt từ ngoài trời vào trong nhà.
Hiện nay hệ thống lạnh được chia làm 2 loại cơ bản:
– Hệ thống lạnh công nghiệp gọi là hệ thống lạnh Chiller: là hệ thống dùng nước lạnh để làm chất tải lạnh trung gian. Nước lạnh được làm lạnh ở bình bay hơi từ 12oC xuống 7 oC   rồi được bơm đưa đến các dàn lạnh FCU hoặc AHU để làm lạnh.
– Hệ thống lạnh điều hòa không khí trung tâm VRV: là hệ thống điều hòa không khí, một dàn nóng kết nối với nhiều dàn lạnh (thường gọi là một mẹ nhiều con), làm lạnh trực tiếp không khí phòng trong các dàn bay hơi

2. Thế nào là kiểm định hệ thống lạnh ?

Kiểm định hệ thống lạnh là đánh giá toàn bộ hệ thống lạnh rồi so sánh với yêu cầu theo quy định để đưa ra hệ thống lạnh đạt yêu cầu hay không. Nếu hệ thống lạnh đạt yêu cầu thì tiến hành cấp tem, biên bản kiểm định và giấy chứng nhận kiểm định.

3. Vì sao phải kiểm định hệ thống lạnh:

– Vì hệ thống lạnh là một trong những thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo Thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH
– Hệ thống lạnh có chứa các hệ thống bình áp lực do đó rất dễ xảy ra nổ, do đó kiểm định là để đảm bảo an toàn cho người lao động
– Để kiểm tra tình trạng của máy
– Phát hiện những hư hỏng, tiên đoán những hư hỏng để có biện pháp xử lý

4. Đơn vị nào thực hiện việc kiểm định hệ thống lạnh:

VIETNAM CERT là đơn vị được Bộ LĐTBXH chỉ định thực hiện kiểm định an toàn hệ thống lạnh.

5. Quy trình kiểm định hệ thống lạnh:

Theo quy định tất cả các hệ thống lạnh phải tiến hành kiểm định an toàn lần đầu và định kỳ, trừ những hệ thống lạnh sau: trừ hệ thống lạnh có môi chất làm việc bằng nước, không khí; hệ thống lạnh có lượng môi chất nạp vào nhỏ hơn 5 kg đối với môi chất làm lạnh thuộc nhóm 1, nhỏ hơn 2,5 kg đối với môi chất lạnh thuộc nhóm 2, không giới hạn lượng môi chất nạp đối với môi chất lạnh thuộc nhóm 3 (theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6104-1: 2015).

Quy trình kiểm định hệ thống lạnh bao gồm các bước:

  • Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của hệ thống lạnh;
  • Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong;
  • Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm;
  • Kiểm tra vận hành
  • Xử lý kết quả kiểm định

Chú ý; trước khi tiến hành kiểm định, hệ thống lạnh cần phải được chứng nhận hợp quy

Việc kiểm  định kỹ thuật thiết bị phải  được thực hiện trong những trường hợp sau

  • Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng;
  • Khi sử dụng lại các hệ thống đã nghỉ hoạt động từ 12 tháng trở lên
  • Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống
  • Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt
  • Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền

Thời hạn kiểm định hệ thống lạnh:

  • Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 03 năm
  • Đối với hệ thống lạnh sử dụng môi chất lạnh có tính cháy nổ, độc hại, tác nhân ăn mòn kim loại và hệ thống lạnh đã sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 02 năm
  • Đối với hệ thống lạnh sử dụng môi chất lạnh có tính cháy nổ, độc hại, tác nhân ăn mòn kim loại đã sử dụng trên 12 năm và hệ thống lạnh đã sử dụng trên 24 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 01 năm.

VIETNAM CERT thực hiện kiểm định hệ thống lạnh

6. Một số tiêu chuẩn áp dụng kiểm định hệ thống lạnh:

  • QCVN 01: 2008 – BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;
  • QCVN 21: 2015/BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với hệ thống lạnh;
  • TCVN 8366 : 2010 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn thiết kế, kết cấu, chế tạo;
  • TCVN 6155 và 6156 :1996 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa và phương pháp thử;
  • Bộ TCVN 6104:2015 (ISO 5149) Hệ thống lạnh và bơm nhiệt – Yêu cầu về an toàn và môi trường;
  • TCVN 6008 : 2010 – Thiết bị áp lực – Mối hàn: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử;
  • TCVN 9385:2012 – Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;
  • TCVN 9358 : 2012 – Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.

Xem thêm: Chứng nhận hợp quy hệ thống lạnh

Quý khách hàng có yêu cầu kiểm định hệ thống lạnh hoặc cần tư vấn về kiểm định hệ thống lạnh hãy liên hệ VIETNAM CERT theo thông tin sau:

4.7/5 - (551 bình chọn)

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN VIỆT NAM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *