Kiểm định thiết bị nâng là hoạt động bắt buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam. Quy định này được nêu rõ ở Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH và các quy định liên quan. Kiểm định thiết bị nâng mục đích nhằm đảm bảo an toàn để đưa thiết bị nâng vào sử dụng.
Các loại thiết bị nâng cần phải kiểm định:
Kiểm định thiết bị nâng là thủ tục bắt buộc khi sử dụng các thiết bị nâng sau:
- Xe nâng hàng, xe nâng người
- Cần trục, cầu trục, cổng trục và bán cổng trục
- Các loại tời, pa lăng điện, pa lăng xích kéo tay
- Máy vận thăng
- Thang máy, thang cuốn
- Các thiết bị nâng hạ khác
Vì sao phải kiểm định thiết bị nâng
Thiết bị nâng hạ là một trong những loại máy móc nguy hiểm nhất. Các loại thiết bị nâng gồm như cần trục bánh xích, cần trục tháp, cẩu tháp, vận thăng, xe nâng, thang máy, thang cuốn, cầu trục, cổng trục, … hoặc các loại máy đơn giản như kích tời, palăng,…để nâng hạ, vận chuyển hàng hoá, vật liệu, các cấu kiện…
Khi sử dụng các loại máy này, nhiều trường hợp đã xảy ra tai nạn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu thường gặp là do tính toán, sử dụng hoặc điều khiển các thiết bị nâng hạ của các loại máy móc không đúng mục đích hoặc không theo quy phạm an toàn. Khi đó sẽ xẩy ra các tính trạng như rơi đổ vỡ tải do độ bền dây cáp, dây xích và độ tin cậy của phanh hãm không đảm bảo hoặc do chằng buộc vật nâng không đúng cách.
Các tai nạn thường thấy do thiết bị nâng gây ra:
- Rơi tải trọng hoặc sập cần (do tuột, đứt dây buộc tải, dây cáp tải, cáp cần hoặc do gãy cần).
- Đổ cần trục (do cẩu quá tải hoặc bị lún sụt do chân chống không vững hoặc mặt nền đặt cần trục không đảm bảo).
- Chèn ép người giữa phần quay của cần trục hoặc giữa tải và chướng ngại vật.
- Phóng điện do thiết bị nâng xâm phạm vào vùng nguy hiểm của đường dây tải điện.
Do đó việc kiểm định thiết bị nâng là vô cùng quan trọng. Khi kiểm định kiểm định viên sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ các kết cấu của máy trục, thử tải tĩnh và động nhằm ngăn ngừa tai nạn do thiết bị nâng gây ra.
Khi nào thì phải kiểm định thiết bị nâng:
Việc kiểm định thiết bị nâng phải được thực hiện trong những trường hợp sau
- Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng;
- Sau khi tiến hành cải tạo, sửa chữa lớn;
- Sau khi thiết bị xẩy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong;
- Hết hạn kiểm định hoặc trước thời hạn theo đề nghị của cơ sở quản lý, sử dụng thiết bị;
- Theo yêu cầu của cơ quan thanh tra nhà nước về lao động.
Quy trình kiểm định thiết bị nâng của VIETNAM CERT:
Quy trình kiểm định thiết bị nâng của VIETNAM CERT được thực hiện theo các bước sau
Bước 1: Trao đổi thông tin về thiết bị nâng: Doanh nghiệp liên hệ Trung tâm Kiểm định Việt Nam theo hotline 0931794568 để cung cấp các thông tin về thiết bị và nhận báo chi phí kiểm định. Các thông tin cần cung cấp gồm có: Số lượng; tải trọng; chủng loại thiết bị nâng; Kiểm định định kỳ hay lần đầu; Địa chỉ kiểm định và thông tin doanh nghiệp yêu cầu.
Bước 2: Sau khi tiến hành ký kết hợp đồng, báo giá kiểm định hai bên sẽ lên lịch thực hiện. Lịch kiểm định được sắp xếp cho phù hợp với hai bên.
Bước 3: Tiến hành kiểm định thiết bị nâng: Quá trình thực hiện kiểm định theo các bước sau:
Chuẩn bị kiểm định
Thiết bị nâng phải được lắp đặt chắc chắn, an toàn để chuẩn bị tiến hành kiểm định. Chuẩn bị các thiết bị phù hợp để kiểm định. Các kiểm định viên phải được trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ và phương tiên bảo hộ. Yêu cầu khu kiểm định đủ rộng rãi và cần có cảnh báo trong thời gian kiểm định. Cần có cán bộ chứng kiến việc kiểm định thiết bị nâng và các công nhân để điều chỉnh các thiết bị khi cần thiết
Kiểm tra hồ sơ kĩ thuật thiết bị nâng
Hồ sơ gồm có: Kiểm tra hồ sơ lắp đặt. Xem xét bản vẽ, lí lịch thiết bị nâng. Nhật kí vận hành, bảo trì, sửa chữa. Hồ sơ kiểm định lần trước
Kiểm tra kĩ thuật bên ngoài
Kiểm tra vị trí lắp đặt, các biện pháp an toàn; khám xét các cơ cấu, bộ phận (kết cấu kim loại và liên kết, các chi tiết cơ cấu nâng hạ, di chuyển, đường ray…); đánh giá tình trạng kĩ thuật an toàn của thiết bị( phanh, chống quá tải, tín hiệu cảnh báo di chuyển,..); kiểm tra điện nối đất, điển trở cách điện; kiểm tra khuyết tật trên kim loại cơ bản và mối hàn
Tiến hành thử nghiệm
Thử tải tĩnh: thiết bị nâng kiểu cầu (125% tải làm việc) nhằm kiểm tra độ võng theo nhà thiết kế hay biến dạng dư của kim loại và phanh cần trục có bị trôi tải hay không, cáp nâng có chịu được tải
Cầu trục nâng với tải 125% tải trọng cho phép lên cao 300mm trong 10 phút mà không có biến dạng dư và độ võng của dầm chính phù hợp với tính toán thiết kế thì đạt yêu cầu
Thử tải động: vận hành 3 lần với mục đích kiểm tra thắng có làm việc ổn định không; kết cấu thép có chắc chắn hay không
Thử tải động: quá 110% nhằm kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu cầu trục, hệ thống cột đỡ và đường chạy. Cho cầu trục di chuyển có tải nâng bằng 110% tải trọng cho phép, tiến hành nâng hạ tải 3 lần theo hai chiều lên xuống nếu tải trọng không trôi thì đạt yêu cầu.
Xử lí kết quả kiểm định
Khi kiểm định thiết bị nâng đạt yêu cầu, kiểm định viên tiến hành lập biên bản kiểm định có chữ kí các bên liên quan. Kiểm định viên sẽ dán tem lên thiết bị và cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định sau 5 ngày làm việc.
Thời hạn kiểm định thiết bị nâng
Mỗi loại thiết bị nâng sẽ có thời hạn kiểm định khác nhau. Đối với thiết bị nâng kiểu cầu thời hạn kiểm định định kỳ là 03 năm. Đối với thiết bị nâng có thời gian sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm. Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở. Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
Chi phí kiểm định thiết bị nâng
Chi phí kiểm định thiết bị nâng đã được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu theo thông tư số 41/2016/TT-BLĐTBXH. Chi phí kiểm định của VIETNAM CERT phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: Địa chỉ kiểm định; số lượng thiết bị; phạm vi dịch vụ sử dụng, đặc thính thiết bị. Hàng năm VIETNAM CERT luôn có Chính sách giảm giá cho các doanh nghiệp. Để biết rõ hơn về chi phí kiểm định doanh nghiệp hãy liên hệ VIETNAM CERT theo hotline 0931794568 (ms Ngân)
Hãy liên hệ VIETNAM CERT để kiểm định thiết bị nâng:
Trung tâm Kiểm định Việt Nam (VIETNAM CERT) có thành viên được Cục An toàn Lao động thuộc Bộ lao động chỉ định kiểm định. Các danh mục kiểm định của VIETNAM CERT đầy đủ theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH. Lựa chọn VIETNAM CERT để kiểm định thiết bị nâng là sự lựa chọn chính xác nhất của doanh nghiệp với các lý do sau:
VIETNAM CERT cung cấp dịch vụ trọng gói bao gồm chứng nhận hợp quy thiêt bị nâng; kiểm định thiết bị; đào tạo an toàn lao động và an toàn vận hành. Đồng thời VIETNAM CERT còn cung cấp các dịch vụ về chứng nhận ISO, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy. Điều này giúp doanh nghiệp liên hệ một lần sử dụng được nhiều dịch vụ
Chi phí kiểm định thiết bị nâng của VIETNAM CERT là hợp lý nhất cho từng doanh nghiệp. Hàng năm VIETNAM CERT có nhiều hoạt động khuyến mãi, đánh giá an toàn thiết bị miển phí cho doanh nghiệp.
Thời gian cung cấp dịch vụ của VIETNAM CERT rất nhanh chóng, chính xác và thuận lợi nhằm tiết kiệm tối đa chi phí cho doanh nghiệp
VIETNAM CERT tư vấn miễn phí cho doanh nghiệp các thủ tục pháp lý liên quan tới chứng nhận, kiểm định và an toàn lao động.
Kiểm định viên của VIETNAM CERT đầy đủ kinh nghiệm, thiết bị máy móc đầy đủ nhằm phục vụ việc kiểm định được chính xác, đảm bảo nhất.
Với những lý do trên, có thể nói Trung tâm Kiểm định Việt Nam (VIETNAM CERT) là đơn vị hàng đầu trong hoạt động kiểm định thiết bị tại Việt Nam.
Doanh nghiệp hãy liên hệ VIETNAM CERT theo thông tin sau để tiến hành kiểm định thiết bị nâng
TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN VIỆT NAM