Các loại ván gỗ nhân tạo thông dụng ở Việt Nam:

  1. Ván MDF hay còn gọi là Ván sợi ( medium density fibre board- MDF) là ván nhân tạo có đặc tính cơ lý cao, kích thước lớn, phù hợp với công nghệ sản xuất đồ mộc nội thất trong vùng khí hậu nhiệt đói. Sản phẩm ván MDF được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực: Sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, xây dựng…
  2. Ván ép (Plywood) là loại ván làm từ nhiều lớp gỗ lạng sắp xếp vuông góc liên tục lẫn nhau theo hướng vân gỗ của mỗi lớp. Các lớp này dán với nhau bằng keo dưới tác dụng của nhiệt và lực ép
  3. Ván dăm ( Particle Board- PB) là ván nhân tạo được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng có độ bên cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng và có nhiều loại chiều dầy khác nhau. Mặt ván có thể được dán phủ bằng những loại vật liệu trang trí khác nhau như Melamine, gỗ lạng(veneer..). Ván dăm là nguyên liệu chủ yếu cho trang trí nội thất, đồ mộc gia đình, công sở, bệnh viện, trường học. Ván MFC (Ván gỗ dăm phủ Melamine) là một sản phẩm từ ván dăm để ứng dụng trong những yêu cầu đặc biệt.
  4. Ván ghép thanh: Nguyên liệu chính của ván ghép thanh là gỗ rừng trồng. Ván được tạo ra bởi những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý hấp sấy.Gỗ ghép thông được ghép từ gỗ tự nhiên đã qua tẩm sấy và sử lý mối mọt.

Các tiêu chuẩn áp dụng cho ván gỗ nhân tạo:

  1. TCVN 7753, Ván sợi – Ván MDF
  2. TCVN 7754, Ván dăm
  3. TCVN 4358, Ván lạng
  4. TCVN 11205, Ván gỗ nhân tạo – Gỗ dán – Ván ghép từ thanh dày và ván ghép từ thanh trung bình.
  5. TCVN 7756-3:, Ván gỗ nhân tạo – Phương pháp thử – Phần 3: Xác định độ ẩm
  6. TCVN 7756-4, Ván gỗ nhân tạo – Phương pháp thử – Phần 4: Xác định khối lượng thể tích.
  7. TCVN 7756-5, Ván gỗ nhân tạo – Phương pháp thử – Phần 5: Xác định độ trương nở chiều dày sau khi ngâm trong nước
  8. TCVN 7756-6, Ván gỗ nhân tạo – Phương pháp thử – Phần 6: Xác định môđun đàn hồi khi uốn tĩnh và độ bền uốn tĩnh
  9. TCVN 7756-7, Ván gỗ nhân tạo – Phương pháp thử – Phần 7: Xác định độ bền kéo vuông góc với mặt ván
  10. TCVN 7756-8, Ván gỗ nhân tạo – Phương pháp thử – Phần 8: Xác định độ bền ẩm.
  11. TCVN 7756-11, Ván gỗ nhân tạo – Phương pháp thử – Phần 11: Xác định lực bám giữ đinh vít.
  12. TCVN 7756-12, Ván gỗ nhân tạo – Phương pháp thử – Phần 12: Xác định hàm lượng formadehyt.

Các chỉ tiêu thử nghiệm của ván gỗ nhân tạo gồm có:

  • Sai lệch kích thước
  • Độ ẩm
  • Khối lượng thể tích.
  • Độ trương nở chiều dày sau khi ngâm trong nước
  • Môđun đàn hồi khi uốn tĩnh và độ bền uốn tĩnh
  • Độ bền kéo vuông góc với mặt ván
  • Liên kết nội
  • Lực bám giữ đinh vít.
  • Hàm lượng formadehyt.

VIETNAM CERT là đơn vị được chỉ định thử nghiệm các chỉ tiêu ván gỗ nhân tạo, ngoài ra chúng tôi có thể thử nghiệm các chỉ tiêu theo yêu cầu của Khách hàng.

Hãy liên hệ để VIETNAM CERT để thực hiện thử nghiệm ván gỗ nhân tạo

4.9/5 - (564 bình chọn)

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN VIỆT NAM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *